Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, nhiều người đã phát hiện ra rằng chiếc mũ bảo hiểm xe đạp của họ dễ bị móp do những va chạm mạnh hơn những chiếc mũ bảo hiểm xe máy. Mũ bảo hiểm xe đạp bị móp không chỉ giảm giá trị thẩm mỹ mà còn có thể khiến khả năng bảo vệ của nó bị suy giảm. 

Nguyên nhân do đâu khiến chiếc mũ bảo hiểm xe đạp dễ bị móp, biến dạng hơn những chiếc mũ bảo hiểm xe máy là gì? Hãy cùng POC Helmets khám phá lý do mũ bảo hiểm xe đạp dễ bị móp và cách khắc phục để bạn có thể sử dụng tốt, dùng bền chiếc mũ bảo hiểm xe đạp của mình.

Cấu tạo chính của mũ bảo hiểm xe đạp

Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng mũ bảo hiểm xe đạp bị móp, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo của nó. Một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp thường được chia thành hai phần chính: vỏ ngoài và lớp xốp bên trong.

Vỏ ngoài (Nhựa PC & ABS)

Vỏ ngoài của mũ bảo hiểm xe đạp thường được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, nhưng được khách hàng sử dụng nhiều và đạt quy chuẩn an toàn thì có nổi bật 2 loại là nhựa polycarbonate (PC) và nhựa ABS.

Vỏ mũ bảo hiểm xe đạp làm từ nhựa PC

Vỏ mũ bảo hiểm làm từ nhựa PC có ưu điểm nhẹ, thoáng mát, không chỉ có khả năng hấp thụ lực xung động cực tốt mà còn có độ dẻo dai nhất định. Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất dành cho mũ bảo hiểm xe đạp vì người chơi thể thao luôn ưu tiên sự thoải mái, nhẹ và thoáng mát bởi nhiệt tỏa ra khi cơ thể vận động lớn hơn bình thường.

Tuy nhiên, loại nhựa này lại dễ bị móp hơn nhựa ABS vì nó có cơ chế bảo vệ bằng cách hấp thụ toàn bộ lực va đập vào phần vỏ mũ, nó nén lại để chịu tổn thương khi bị lực tác động bên ngoài thay vì kháng lại lực và đẩy lực đó ra, giúp phần đầu người dùng chạy xe đạp được bảo vệ an toàn.

Ví dụ: Trong trường hợp xảy ra va chạm, vỏ nhựa PC sẽ hấp thụ lực, chịu tổn thay cho vùng đầu của người sử dụng. Vì tính chất vật lý dẻo dai, loại nhựa này thường bị móp sau va đập.

Mũ bảo hiểm xe vỏ nhựa PC

Vỏ mũ bảo hiểm xe đạp làm từ nhựa ABS 

Vỏ mũ bảo hiểm làm từ nhựa ABS có ưu điểm là độ bền cao, khả năng chống đâm xuyên chịu lực va đập và lực nén tốt nên được ứng dụng cho nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau như xe máy, xe đạp,… 

Tuy nhiên đây lại không phải là loại vật liệu tối ưu nhất dành cho mũ bảo hiểm xe đạp vì nó có trọng lượng nặng hơn nhựa PC, chỉ có một số loại mũ bảo hiểm làm từ nhựa ABS đặc biệt, có trọng lượng nhẹ, thiết kế thoáng mát mới được người đi xe đạp sử dụng.

Mũ bảo hiểm xe vỏ nhựa ABS

Lớp xốp trong (Xốp EPS)

Lớp xốp bên trong mũ bảo hiểm xe đạp thường là xốp  EPS (Expanded Polystyrene), đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thụ lực khi có va chạm. Ưu điểm của loại vật liệu này là trọng lượng nhẹ cùng khả năng nén lại khi xảy ra va chạm, giúp giảm thiểu lực tác động lên đầu người dùng.

Xốp đen EPS bên trong mũ bảo hiểm

Tạo sao mũ bảo hiểm xe đạp dễ bị móp?

Sau khi tìm hiểu về cấu tạo của mũ bảo hiểm xe đạp chúng ta nhận thấy rằng lý do chính làm cho mũ bảo hiểm xe đạp dễ bị móp khi xảy ra va chạm là do tính chất vật lý và cơ chế hoạt động của nhựa PC, loại nhựa được sử dụng phổ biến dành cho mũ bảo hiểm xe đạp. 

Tính chất của nhựa PC là nhẹ, dẻo dai và có khả năng hấp thụ xung động siêu tốt. Cơ chế bảo vệ khi xảy ra va chạm của vỏ mũ bảo hiểm nhựa PC hoạt động bằng cách hấp thụ toàn bộ lực va đập, nén lại để chịu tổn thương khi bị lực tác động thay vì là kháng lại lực và đẩy lực đó ra bên ngoài.

Mũ bảo hiểm xe đạp bị móp

Cách khắc phục & bảo quản

Cách khắc phục tình trạng mũ bảo hiểm xe đạp bị móp méo để duy trì tuổi thọ và thẩm mỹ của mũ. Bạn nên xem xét những cách sau đây:

  • Tránh ánh nắng trực tiếp: Nên để mũ ở nơi mát mẻ, tránh để mũ ở nơi ánh nắng mặt trời trực tiếp để không làm mềm vỏ ngoài.
  • Hạn chế va chạm, rơi vỡ: Nên để mũ ở những vị trí an toàn, tránh va chạm với các vật dụng khác. Tránh trường hợp để mũ dưới những vật nặng có thể đè lên và làm biến dạng mũ.

Nếu phát hiện mũ bảo hiểm đã bị móp nghiêm trọng hoặc không còn khả năng bảo vệ, hãy thay thế ngay lập tức. Một chiếc mũ bảo hiểm không còn đủ khả năng bảo vệ bạn sẽ rất nguy hiểm trong những tình huống khẩn cấp.

Việc thay thế mũ bảo hiểm định kỳ sau 2 – 3 năm cũng giúp bạn luôn cảm thấy thoải mái và tự tin khi tham các hoạt động thể thao. Hãy nhớ rằng, an toàn luôn là ưu tiên hàng đầu.

Vệ sinh mũ bảo hiểm định kỳ

Xem thêm: Hướng dẫn giặt mũ bảo hiểm đúng cách, hiệu quả

Liên hệ công ty TNHH Quốc Tế POC Việt Nam

Công ty TNHH Quốc Tế POC Việt Nam có hệ thống hơn 200 cửa hàng đại lý trải rộng khắp trên toàn quốc. Quý khách có nhu cầu mua mũ bảo hay trở thành đại lý chính hãng của chúng tôi, hãy liên hệ với POC Việt Nam để được tư vấn, báo giá hợp lý và vô vàn ưu đãi hấp dẫn.

Liên hệ công ty TNHH Quốc Tế POC Việt Nam

Kết luận

Tóm lại, lý do mũ bảo hiểm xe đạp dễ bị móp hơn mũ bảo hiểm xe máy khi xảy ra va chạm là do tính chất đặc biệt đến từ lớp vỏ nhựa PC của mũ bảo hiểm xe đạp chứ không phải mũ bảo hiểm xe đạp kém chất lượng, bảo vệ không tốt. Mỗi loại mũ bảo hiểm đều có ưu/nhược điểm riêng để phù hợp với mục đích sử dụng của người dùng.

Hiện tại, các mẫu mũ bảo hiểm xe đạp nhẹ, thoáng mát, thiết kế thời trang POC đang được lên kệ tại hệ thống cửa hàng chính hãng của POC Helmets trên toàn quốc. Còn chần chờ gì mà không ghé ngay để nhận những ưu đãi và quà tặng kèm hấp dẫn. 

Xem thêm:

5/5 - (1 vote)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem tất cả