Thêm nữa là câu hỏi “học sinh không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?” Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng POC Helmets tìm hiểu về quy định, mức phạt, quy trình xử lý vi phạm nếu các bạn học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cũng như tiêu chí chọn mũ bảo hiểm phù hợp cho học sinh.

Nguyên nhân phổ biến khiến học sinh không đội mũ bảo hiểm?

Tình trạng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe đạp điện hay xe máy điện vẫn diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước ta. 

Nhiều khảo sát tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM cho thấy tỷ lệ học sinh cấp 2, cấp 3 không đội mũ bảo hiểm khi đi học hàng ngày vẫn khá cao. Ngoài ra, tại các vùng nông thôn, do ít khu vực kiểm tra, xử phạt nên tình trạng này cũng diễn ra tương tự. Những nguyên nhân phổ biến khiến học sinh không đội mũ bảo hiểm có thể kể tới như:

  • Sử dụng phương tiện cá nhân nhỏ gọn như xe đạp điện khiến các em nghĩ không cần thiết phải đội mũ.
  • Do lo sợ muộn giờ học nên bỏ qua bước đội mũ bảo hiểm.
  • Chưa hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc không đội mũ khi xảy ra tai nạn.
  • Một số học sinh cho rằng việc đội mũ bảo hiểm làm mất thẩm mỹ, không phù hợp với phong cách cá nhân.
  • Thiếu sự giám sát chặt chẽ từ phía gia đình và nhà trường.
Học sinh không đội mũ bảo hiểm

Quy định pháp luật về việc đội mũ bảo hiểm

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, lỗi không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ sẽ bị phạt dao động từ 400.000 đến 600.000 đồng. 

Ngoài người điểu khiển xe, chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cũng sẽ bị phạt dao động từ 400.000 đến 600.000 đồng. 

Phạm vi áp dụng: Người điều khiển, người lái xe mô tô, các loại xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện và người được chở hoặc người ngồi phía sau xe mô tô, xe máy, xe điện và xe đạp điện.

Trong một số trường hợp đặc biệt, người tham gia giao thông không nhất thiết phải đội mũ bảo hiểm cho người đi xe máy nếu ở 1 trong 3 trường hợp bên dưới:

(1) Chở người bệnh đi cấp cứu;

(2) Chở trẻ em dưới 6 tuổi;

(3) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Quy định về học sinh không đội mũ bảo hiểm

Học sinh không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện 

Theo nghị định 168/2024/NĐ-CP, nếu học sinh điều khiển hoặc ngồi trên xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. 

Nếu học sinh chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hành chính, phụ huynh hoặc người giám hộ sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt. Đồng thời, công an sẽ chuyển thông tin học sinh vi phạm về nhà trường nơi học sinh đang theo học để có hình thức xử lý.

Học sinh đi xe máy điện không đội mũ bảo hiểm

Xem thêm: Đi Xe Điện Có Phải Đội Mũ Bảo Hiểm Không?

Trường hợp học sinh đi xe máy

Trường học sinh trên 16 tuổi điều khiển hoặc ngồi trên xe máy dưới 50cc không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. 

Học sinh dưới 18 tuổi điều khiển xe máy trên 50cc là hành vi vi phạm nghiêm trọng, vì chưa đủ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008. Nếu không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe, tổng mức xử phạt có thể lên đến 1.400.000 – 2.600.000 đồng, bao gồm:

  • 1.000.000 – 2.000.000 đồng: Vi phạm không có giấy phép lái xe phù hợp với loại phương tiện (vì chưa đủ 18 tuổi để thi bằng A1).
  • 400.000 – 600.000 đồng: Vi phạm không đội mũ bảo hiểm đúng quy cách (theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP).

Ngoài ra, phương tiện có thể bị tạm giữ đến 7 ngày. Trường hợp người điều khiển dưới 14 tuổi, không bị xử phạt hành chính trực tiếp, nhưng phụ huynh hoặc người giám hộ sẽ bị xem xét xử lý vì buông lỏng quản lý theo Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm

Quy trình xử lý vi phạm “học sinh không đội mũ bảo hiểm”

Bước 1: Phát hiện vi phạm

Cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng phát hiện học sinh điều khiển xe máy hoặc ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội sai cách (không cài quai đúng quy cách).

Bước 2: Dừng xe và kiểm tra

Yêu cầu dừng xe, hỏi thông tin cá nhân, xác minh độ tuổi, kiểm tra giấy tờ xe (nếu là người điều khiển).

Bước 3: Xác định độ tuổi để áp dụng xử lý

Nếu học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên:

  • Bị lập biên bản xử phạt hành chính theo đúng quy định như người lớn.
  • Mức phạt: 400.000 – 600.000 đồng.

Nếu học sinh dưới 16 tuổi:

  • Không bị xử phạt hành chính trực tiếp.
  • Người giám hộ (phụ huynh) sẽ được mời lên làm việc hoặc bị xử lý hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính (do buông lỏng quản lý trẻ vị thành niên).

Bước 4: Lập biên bản vi phạm (nếu đủ tuổi xử phạt)

  • Biên bản nêu rõ hành vi không đội mũ bảo hiểm, thời gian – địa điểm vi phạm.
  • Giao biên bản cho người vi phạm (hoặc thông báo về nhà trường, phụ huynh nếu cần).

Bước 5: Tạm giữ giấy tờ (nếu có)

Trường hợp học sinh điều khiển xe và không nộp phạt tại chỗ, cơ quan chức năng có thể tạm giữ giấy tờ liên quan như đăng ký xe, giấy phép lái xe (nếu có).

Bước 6: Nộp phạt

Nếu mức phạt ≤ 500.000 đồng, người vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp tại chỗ và nhận biên lai thu tiền do Bộ Tài chính phát hành.

Nếu không nộp phạt tại chỗ, người vi phạm sẽ được hướng dẫn:

  • Tại kho bạc nhà nước
  • Qua Cổng Dịch vụ công quốc gia
  • Qua ngân hàng hoặc ví điện tử được chỉ định

Bước 7: Nhận lại giấy tờ & nhắc nhở thêm

  • Sau khi nộp phạt xong, học sinh hoặc phụ huynh nhận lại giấy tờ nếu bị giữ.
  • Có thể kèm theo biên bản nhắc nhở từ phía nhà trường nếu vi phạm xảy ra khi học sinh mặc đồng phục/đi học.

Chọn mũ bảo hiểm nào phù hợp dành cho học sinh?

Chọn mũ bảo hiểm phù hợp không chỉ giúp học sinh cảm thấy thoải mái khi sử dụng mà còn giúp các bạn tuân thủ luật, tham gia giao thông an toàn. Dưới đây là những tiêu chí quan trọng khi chọn mũ bảo hiểm cho học sinh.

  • Tiêu chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm: Mũ bảo hiểm cho học sinh nên đạt chuẩn QCVN 2:2021/BKHCN và có tem kiểm định rõ ràng từ nhà sản xuất. Những chiếc mũ đạt chuẩn đã được kiểm định nghiêm ngặt về độ bền, khả năng chịu va đập và chống đâm xuyên, giúp đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng luật giao thông.
  • Kiểu dáng, màu sắc và thiết kế phù hợp: Nhiều bạn học sinh thường chọn mũ bảo hiểm có kiểu dáng trẻ trung, màu sắc dễ thương, giúp việc đội mũ trở nên thú vị hơn. Những thiết kế hiện đại với khe thoáng khí, trọng lượng nhẹ, khóa nam châm, núm chỉnh size, kính chắn gió không chỉ đẹp mà còn mang lại cảm giác thoải mái khi đi học hay đi chơi.

Ngoài ra, các bạn học sinh cũng nên chọn mũ bảo hiểm từ những thương hiệu uy tín. “POC Helmets – Power of creation” là thương hiệu mũ bảo hiểm uy tín, cam kết mang đến sự yên tâm, chất lượng và an toàn dành cho bạn. 

Mũ bảo hiểm xe máy cao cấp

Xem thêm: Top 10+ Mũ Bảo Hiểm Xe Máy Cao Cấp, Thời Thượng, Đáng Đầu Tư Năm 2025

Liên hệ công ty TNHH Quốc Tế POC Việt Nam

Công ty TNHH Quốc Tế POC Việt Nam có hệ thống hơn 200 cửa hàng đại lý trải rộng khắp trên toàn quốc. Quý khách có nhu cầu mua mũ bảo hiểm chất lượng, chính hãng hay trở thành đại lý chính hãng của chúng tôi, hãy liên hệ với POC Helmets Việt Nam để được tư vấn, báo giá hợp lý và vô vàn ưu đãi hấp dẫn.

lien-he-poc

Kết luận

Học sinh không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền phụ thuộc vào loại phương tiện mà các em sử dụng nhưng quan trọng hơn hết là ý thức tuân thủ quy định an toàn giao thông. Qua bài viết, chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về quy định, quy trình xử phạt nếu các bạn học sinh không đội mũ bảo hiểm. 

Do đó, gia đình, nhà trường, xã hội cần phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, giáo dục và kiểm tra, xử lý vi phạm và đặc biệt là các bạn học sinh cần hành động một cách chủ động, tự giác bảo vệ bản thân và bạn bè để chung tay xây dựng môi trường giao thông an toàn.

5/5 - (1 vote)

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xem tất cả