Bao lâu thay mới nón bảo hiểm?
Nón bảo hiểm là vật dụng bảo hộ không thể thiếu đối với người tham gia giao thông, đặc biệt là xe máy, xe đạp điện.
Nón bảo hiểm là vật dụng bảo hộ không thể thiếu đối với người tham gia giao thông, đặc biệt là xe máy, xe đạp điện.
Mọi vật đều có thời hạn sử dụng nhất định, nón bảo hiểm cũng thế, sau một thời gian sử dụng, nếu không có chế độ bảo hành, kiểm tra thường xuyên, thì chất lượng nón sẽ xuống cấp. Vậy bao lâu nên thay nón bảo hiểm 1 lần để đảm bảo an toàn cho bản thân? Qua bài viết sau, POC sẽ chia sẻ cho bạn thời điểm nào cần thay nón bảo hiểm và bí quyết để bảo quản được dài lâu?
Mục lục
ToggleCó phải bạn thường nghĩ nón bảo hiểm vẫn còn đội được thì không cần thiết phải đổi mới? Một chút trầy xước bên ngoài cũng sẽ không ảnh hưởng đến công dụng của nón? Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm, việc thay mới nón bảo hiểm định kỳ là vô cùng quan trọng bởi những lý do sau:
Sau bất kỳ va đập mạnh nào, dù nón không có dấu hiệu hư hỏng bên ngoài, bạn cũng nên thay mới vì cấu trúc bên trong nón có thể đã bị ảnh hưởng và không còn khả năng chịu lực giống như ban đầu. Nón đã bảo vệ phần đầu của bạn trong lần va chạm đầu tiên, nên việc bạn cần làm là xem xét và thay nón mới tránh để các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bao gồm lớp vỏ ngoài bị nứt, xước, phai màu; lớp lót bên trong bị rách, sờn, mục nát; quai nón bị dão, đứt; nón có mùi hôi khó chịu. Đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất mà bạn có thể xử lý kịp thời.
Nếu bạn sử dụng nón bảo hiểm mỗi ngày, hoặc thường xuyên đi đường dài, bạn nên thay nón mới sớm hơn so với khuyến cáo. Bởi thời gian sử dụng liên tục, nón phải chịu nhiều tác nhân gây hại từ môi trường như nắng gắt, mưa,… nếu bạn không vệ sinh kĩ thì khả năng lão hóa sẽ nhanh hơn các nón thông thường
Tùy vào từng loại nón, chất lượng sản phẩm và những lần va đập do tai nạn mà các loại nón sẽ có thời gian thay mới khác nhau:
Đây là loại nón chuyên dụng dành cho những người điều khiển xe mô tô để đi phượt đường dài, có thiết kế chắc chắn, che phủ toàn bộ vùng đầu và khả năng chịu bền tốt, đảm bảo an toàn cao. Nếu không gặp phải tình trạng va chạm quá mạnh, thì sau 4-5 năm, bạn có thể thay nón mới 1 lần.
Với tiêu chí nhỏ gọn, thoáng mát, tiện lợi đây là loại mũ được nhiều người yêu thích và dùng thường xuyên, khiến vỏ nón bên ngoài mỏng dần nên mức độ hư hỏng và hao mòn cũng diễn ra nhanh hơn, bạn cần phải thay nón mới sau 3 năm sử dụng.
Tuy không có thiết kế nhỏ gọn như nón bảo hiểm nửa đầu, nhưng khả năng che phủ tốt và sự linh hoạt, dễ sử dụng khiến nón bảo hiểm 3/4 vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo cho những chuyến đi nội, ngoài thành phố. Cấu tạo từ nhựa ABS nguyên sinh cùng lớp xốp EPS mật độ cao – Sau 4 năm bạn có thể đổi sang nón mới để đảm bảo an toàn.
Để đảm bảo tính năng bảo vệ của nón bảo hiểm, việc chăm sóc và bảo quản mũ cũng rất quan trọng. Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý để nón bảo hiểm luôn được giữ gìn tốt nhất
Để bảo quản tốt hơn, bạn cũng có thể đặt mũ những nơi khô ráo, thoáng mát để tránh được tác nhân gây hại từ bên ngoài như nắng gắt, mưa,… mỗi khi không sử dụng. Điều này không chỉ giúp nón được sạch sẽ mà còn góp phần gia tăng tuổi thọ của nón bảo hiểm.
Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để làm sạch nón bảo hiểm, chúng có thể làm hư các bộ phận nhựa hay mút lót của mũ. Cần tháo rời lớp lót bên trong nón và giặt sạch bằng tay với xà phòng nhẹ hoặc giàu gội đầu. Sau khi giặt, phơi nón ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Sau mỗi lần sử dụng, bạn nên kiểm tra xem mũ có bị hư hỏng gì hay không hoặc mang ra các cửa hàng nón bảo hiểm gần đó để bảo hành thường xuyên. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào, bạn cần thay mới nón bảo hiểm ngay lập tức.
Nón bảo hiểm thường không có ghi hạn sử dụng bên ngoài nên người dùng sau một thời gian sử dụng chỉ có thể quan sát để kiểm tra tình trạng của nón. Việc thay mới nón bảo hiểm định kỳ không chỉ vì chất lượng sản phẩm không còn đảm bảo mà còn là để bảo vệ sự an toàn của bạn trong mỗi chuyến xe. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc đổi mới nón bảo hiểm và thay đổi nhận thức của mình trong việc đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.